Khám phá 5 lễ hội thổ dân độc đáo bạn chỉ có thể tìm thấy ở Đài Loan
Thật thú vị khi tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau ở các quốc gia, đặc biệt là văn hóa từ thổ dân và bộ lạc. Tại Đài Loan, mặc dù là một hòn đảo nhỏ, thế nhưng nơi đây vẫn có rất nhiều thổ dân sinh sống ở khắp nơi trên đất nước. Mỗi cộng đồng này đều sở hữu những nét văn hoá và truyền thống rất riêng. Đặc biệt họ cũng tổ chức các lễ hội thổ dân ở Đài Loan của riêng mình với những nét đặc trưng và ý nghĩa độc đáo.
Tin liên quan
Đối với du khách, tham gia các lễ hội này không chỉ là trải nghiệm mà còn là cơ hội lý tưởng để được tìm hiểu nhiều hơn về văn hoá đa dạng và phong phú của đảo ngọc. Vì thế, nếu đặt vé máy bay EVA Air đi Đài Loan đừng bỏ qua cơ hội khám phá 5 lễ hội thổ dân nổi tiếng sau đây!
-
Flying Fish Festival – Lễ hội cá chuồn
Lễ hội tháng 3 của người Tao trên đảo Lanyu
AliBangBang(Cá bay, cá chuồn) là thức ăn quan trọng nhất của người dân Đảo Lan – Lanyu. Đây là một trong những nguồn protein động vật chính của người dân trên đảo. Nhưng hơn hết, hoạt động đánh bắt cá chuồn còn là cốt lõi của văn hóa truyền thống Yamei (Tao) ở Lanyu. Người Tao gọi hòn đảo của họ là quê hương của cá chuồn và thậm chí lịch của họ cũng liên quan mật thiết đến mùa cá chuồn. Chẳng hạn, mùa xuân là “rajun” (mùa cá chuồn), mùa hè và mùa thu là “teteka” (khi mùa cá chuồn kết thúc) và mùa đông là “aminon” (khi không có cá chuồn).
Người dân đảo bảo quản cá bằng cách phơi khô chúng
Mùa cá bay trên đảo bắt đầu vào tháng 3. Và các bộ lạc ở Lanyu cũng sẽ tổ chức lễ hội cá chuồn truyền thống vào tháng 3 hằng năm như một cách để nói “Đã đến lúc bắt AliBangBang!”. Đây là lễ hội lớn nhất và hoành tráng nhất của người Tao. Có tất cả 3 lễ hội sẽ được tổ chức trong mùa cá chuồn. Trong đó, phần quan trọng nhất của lễ hội có lẽ là câu chuyện “AliBangBang sẽ xuất hiện trong giấc mơ của bạn”. Mùa lễ hội cá bay là lúc người dân địa phương đánh bắt những con cá này, và người ta thường thấy chúng được treo khô trên các giá đỡ quanh đảo. Khi mùa vụ kết thúc, người dân địa phương không đánh bắt cá nữa để phục hồi số lượng của chúng.
Lễ hội cá chuồn trên đảo sẽ diễn ra với nhiều hoạt động và phong tục truyền thống đặc sắc
Tại lễ hội, những người đàn ông sẽ mặc trang phục thong truyền thống, đội mũ bạc và đeo vàng miếng. Họ sẽ múa hát để cầu cho một vụ cá bội thu. Phụ nữ không được chạm vào xuồng và cá vừa đánh bắt được trong lễ hội. Họ cũng bị cấm tham gia Mivanwa (lễ hội cầu mong cá về). Ngoài ý nghĩa về văn hoá, các lễ hội cá bay còn mang ý nghĩa cao về giáo dục: dạy mọi người về tầm quan trọng của việc xây dựng lại và tôn trọng các quy luật của tự nhiên.
-
Mayasvi (War festival) – Lễ hội chiến tranh
Lễ hội của bộ lạc Tsou vào tháng 2 ở núi Ali
Có 3 lễ hội quan trọng ở Bộ lạc Tsou, Mayasvi (Lễ hội chiến tranh), Miyapo (Lễ hội gieo hạt) và Homeyaya (Lễ hội thu hoạch kê). Trong đó, Mayasvi được xem là một lễ hội quan trọng của bộ lạc và là một trong những lễ hội thổ dân độc đáo ở Đài Loan. Nó được tổ chức để cầu nguyện thần chiến tranh bảo vệ các chiến binh, đồng thời khuyến khích người dân bảo vệ cuộc sống của cả bộ tộc bằng tất cả tinh thần và mạng sống của mình.
Các sự kiện trong lễ hội đều xoay quanh kuba, nhà họp của bộ lạc
Lễ hội phản ánh mối quan hệ lịch sử giữa các gia tộc Tsou khác nhau. Hầu hết các sự kiện của nó đều xoay quanh kuba, nhà họp của bộ lạc, là nơi tập trung chính và là trung tâm tinh thần của những người đàn ông trong bộ tộc. Mayasvi củng cố tình đoàn kết bộ lạc, minh họa những vai trò khác nhau của đàn ông và phụ nữ trong bộ lạc trong việc duy trì đạo đức bộ lạc, chuẩn mực cuộc sống, vũ điệu và tôn giáo, đồng thời bảo tồn các nghi lễ thông qua đó trí tuệ của các vị thần được tôn kính. Các hợp xướng đa âm được hát trong lễ hội lưu giữ di sản lâu đời về âm nhạc, văn học và lịch sử của bộ lạc.
Lễ hội văn hoá độc đáo này cũng là một trong những sự kiện đặc biệt thu hút du khách
Có 2 bộ tộc sẽ thay phiên nhau tổ chức lễ hội Mayasvi hằng năm. Thời gian diễn ra lễ hội là tháng 2 và sẽ kéo dài trong 3 ngày. Vào nửa đêm của ngày cuối cùng, mọi người sẽ hát thật to để chào tạm biệt các vị thần.
-
Ilisin (Harvest Festival) – Lễ hội thu hoạch
Lễ hội của người bản địa Amis vào tháng 7, 8
Lễ hội thu hoạch Ilisin là tập tục văn hóa dân gian chính thức của người bản địa Amis ở Đài Loan và được coi là nghi lễ hiến tế truyền thống quan trọng nhất đối với họ. Makotaay là bộ lạc ở Hoa Liên gần biển. Vì thế du khách có thể nhận thấy trang phục được mặc và các điệu nhảy được biểu diễn trong buổi lễ chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển đối với văn hóa của bộ lạc. Lễ hội không chỉ tri ân đất trời, ca ngợi mùa màng bội thu mà còn chú ý đến ý nghĩa giáo dục đạo lý hướng tới tương lai, tôn sư trọng đạo, trọng nghĩa tương thân tương ái.
Lễ hội Ilisin là lễ hội văn hoá thú vị mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người Amis
Từ ilisin có nghĩa là hy sinh trong ngôn ngữ Amis. Có hai câu chuyện gốc liên quan đến Lễ hội Thu hoạch Ilisin của Bộ tộc Amis Makotaay. Một trong số đó kể về những thảm họa tự nhiên và nhân tạo đã phá hủy mùa màng của bộ lạc. Gia tộc linh mục của bộ tộc (Cilangasan) đã thực hiện một cuộc thám hiểm săn đầu người với mục đích biến linh hồn của những kẻ thù bị đánh bại của họ thành những linh hồn hộ mệnh của bộ tộc mà họ có thể cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa và sinh kế ổn định.
Một câu chuyện khác kể rằng các thành viên bộ lạc đã cùng nhau trồng trọt trên các sườn đồi trong thời kỳ làm đất truyền thống. Dân làng sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm lớn để chào đón những người đàn ông trẻ tuổi trở về và tổ chức ilisin để ăn mừng vụ mùa bội thu và hiến tế cho các linh hồn tổ tiên.
Lễ hội ngày nay đã được mở cửa và chào đón các du khách tham gia
Các làng khác nhau sẽ tổ chức các lễ hội riêng trong tháng 7 và tháng 8. Lễ hội có ba giai đoạn, bao gồm đón các linh hồn, đãi các linh hồn và tiễn đưa các linh hồn. Trong thời hiện đại, buổi lễ đã được rút ngắn và các nghi lễ tôn giáo được đơn giản hóa. Một số hoạt động đã được thêm vào, bao gồm cuộc thi chạy đua, kéo co và bắn tên. Các lễ hội, trước đây chỉ giới hạn trong sự tham gia của bộ lạc, giờ đây được mở cửa cho du khách.
-
Bunun festival – Lễ hội bắn tai
Lễ hội của dân tộc bản tại Bunun cuối tháng 4, đầu tháng 5
Lễ hội Bunun là lễ hội trồng trọt và săn bắn được tổ chức hàng năm từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Nó trùng với mùa săn bắn và mùa trồng kê. Bộ lạc Bunun có nguồn gốc từ quận Taitung và Hualien ở phía đông nam Đài Loan và họ được biết đến với sức mạnh, sự bền bỉ và bản tính hung dữ.
Bunun Festival – Lễ hội độc đáo của bộ lạc Bunun ở Đài Loan
Trong lễ hội Bunun, các cuộc thi đấu vật và bắn cung được tổ chức bởi những người đàn ông để kiểm tra sức mạnh và kỹ năng săn bắn của họ. Các hoạt động dạy tinh thần thể thao và kỹ năng sinh tồn cho nam thanh niên. Người phụ nữ thể hiện kỹ năng trồng trọt, làm cỏ hoặc chặt củi trong trang phục Bunun truyền thống.
Lễ hội là nghi lễ quan trọng nhất đối với sự trưởng thành của trẻ em
Một cuộc thi bắn cung đặc biệt là lễ hội “bắn tai”. Theo truyền thống, từ khoảng cách 30m, những người tham gia phải dùng cung tên bắn trúng tai của lợn và hươu. Ngày nay, tai được thay thế bằng các mục tiêu hình động vật được vẽ trên bìa cứng. Những lễ hội này thu hút ngày càng nhiều người dân bên ngoài và khách du lịch muốn chứng kiến, trải nghiệm những sự kiện này. Trên thực tế, có 2 nghi lễ nổi tiếng của Bunun, lễ hội bắn tai và malastapang. Hầu hết các hoạt động của Bunun đều cấm du khách, nhưng lễ hội tai được mở cửa rộng rãi và cho phép người ngoài tham gia.
-
Pasta’ay
Lễ hội của người Siyat vào tháng 10 âm lịch
Pasta’ay, một nghi lễ thiêng liêng được tổ chức hai năm một lần sâu trong vùng núi Wufeng để tưởng nhớ sự ra đi của một chủng tộc người da đen thấp bé mà họ đã tiêu diệt hàng nghìn năm trước. Đây là hoạt động nổi tiếng và quan trọng nhất đối với người Siyat và là một trong các lễ hội văn hoá ở Đài Loan vô cùng đặc sắc. Nó được tổ chức sau khi thu hoạch mùa màng vào khoảng ngày 15 tháng 10 âm lịch. Sự kiện sẽ kéo dài trong 4 ngày và được chia thành giải trí, chào mừng và chia tay. Tuy nhiên, chỉ có phần giải trí của lễ hội là hoạt động cho phép du khách tham gia.
Đây là sự kiện quan trọng nhất của bộ tộc Saisiyat, được tổ chức 2 năm một lần và cứ 10 năm lại tổ chức một buổi lễ lớn hơn
Lễ được tổ chức để tỏ lòng sám hối với người Lùn nên rất linh thiêng. Âm nhạc và khiêu vũ là các hoạt động phổ biến. Nó nhấn mạnh vào tính chính trực nên đội hình được duy trì như vòng xoáy và mọi người trong bộ tộc sẽ mặc ratang. Trong truyền thuyết Siyat, người Siyat và người lùn đã từng thân thiết với nhau, họ sẽ cùng nhau tổ chức lễ mừng thu hoạch. Nhưng những người lùn có một thói quen xấu, họ sử dụng phép thuật phù thủy để gây nhầm lẫn và lừa những người phụ nữ Siyat. Để trả thù họ, người Siyat đã nghĩ ra một kế hoạch khiến hầu hết những người lùn rơi xuống vực sâu và chết vào thời điểm lễ hội thu hoạch. Chỉ có 3 chú lùn còn sống.
Lễ hội kéo dài bốn ngày 3 đêm với nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc
Mặc dù người Siyat đã trả thù thành công nhưng mùa màng của họ không còn thu hoạch được nữa. Lo sợ về sự ám ảnh của linh hồn người lùn, họ quyết định biến lễ hội thu hoạch thành Pasta’ai để tỏ lòng tạ lỗi. Vì kế hoạch được nghĩ ra bởi thủ lĩnh tên là Zhu, nên buổi lễ chủ yếu do gia đình Zhu tổ chức.
Các lễ hội từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong xã hội Đài Loan và trong những năm gần đây, lễ hội đã trở thành điểm thu hút chính của ngành du lịch. Và bên cạnh những lễ hội hàng đầu của đất nước như Lễ hội đèn lồng, Lễ hội thuyền rồng, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán,… khám phá các lễ hội thổ dân ở Đài Loan chắc chắn sẽ là những sự kiện đầy thú vị và hấp dẫn dành cho du khách. Khi có nhu cầu book vé máy bay giá rẻ đến các thành phố của đảo ngọc, đừng quên đặt vé China Airlines đi Đài Loan từ sớm nhé!