Người Đài Loan ăn những món gì vào dịp tết cổ truyền

Trong văn hóa ẩm thực, người Đài Loan rất coi trọng sự toàn vẹn nên mỗi món ăn đều có ý nghĩa riêng, thể hiện những ý nghĩa tốt đẹp. Vì thế, tên gọi của các món ăn ngày tết ở Đài Loan thường đồng âm với những điều may mắn, trọn vẹn nhất và có cách chế biến khá cầu kỳ. Đặc trưng ẩm thực ngày tết của Đài Loan có những nét tương đồng với ẩm thực của người Hoa sinh sống ở khắp nơi trên thế giới, không riêng gì Trung Quốc. Những món ăn ngày tết ở Đài Loan được chế biến cầu kỳ, có cách bày trí bắt mắt. Hơn hết, mỗi một món đều mang trong mình ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho những ước muốn về sức khỏe, tài lộc cho năm mới của gia chủ.

1. Bánh bao dumpling

Loại bánh bao dumpling được dùng trong ngày tết ở Đài Loan ở Trung Quốc gọi là sủi cảo. Chiếc bánh có hình dạng tựa như thỏi vàng sử dụng trong thời đại xưa, mang ý nghĩa mang lại niềm vui và sự may mắn về tiền của. Một số gia đình làm bánh bao cho thêm vào nhân một đồng xu. Người ăn bánh có đồng xu bên trong sẽ có thêm nhiều may mắn hơn trong năm mới.

Bánh bao dumpling có hình dáng giống thỏi vàng, tượng trưng cho may mắn về tiền của

Bánh bao dumpling có hình dáng giống thỏi vàng, tượng trưng cho may mắn về tiền của

2. Bánh củ cải

Khi phát âm từ củ cải trong bánh củ cải theo tiếng Đài Loan sẽ đồng âm với từ may mắn. Bánh củ cải được làm từ các nguyên liệu gồm bột gạo, củ cải băm nhỏ, hẹ, muối, hạt tiêu và các loại gia vị khác. Không chỉ được dùng trong ngày tết, bánh củ cải cũng được biết đến là một trong những món ăn đường phố rất được yêu thích vào ngày thường tại Đài Loan.

Bánh củ cải thể hiện sự may mắn, là món ăn luôn có mặt trong dịp tết ở Đài Loan

Bánh củ cải thể hiện sự may mắn, là món ăn luôn có mặt trong dịp tết ở Đài Loan

3. Cá

Trong tiếng Trung, cá là từ đồng âm với dư thừa. Từ này cũng xuất hiện trong câu chúc mừng năm mới phổ biến trong dịp tết ở Đài Loan với ý nghĩa năm mới sung túc dồi dào. Món cá cho ngày tết có thể dùng từ nhiều loại cá và cách chế biến cũng khá đa dạng như hấp, nướng… Nhiều người quan niệm rằng, nếu ăn hết con cá sẽ không còn phần còn lại hoặc là không có dư thừa. Vì thế, người ta ăn cá sẽ để lại một phần để năm mới được dư dả hơn.

Các món cá mang ý nghĩa về sự dư thừa về của cải trong năm mới

Các món cá mang ý nghĩa về sự dư thừa về của cải trong năm mới

4. Cam, quýt, quất

Những loại quả này có màu sắc tươi sáng, là biểu tượng của vàng. Hơn nữa, cách phát âm tiếng Quan thoại cho từ cam hoặc quýt có chút giống với từ may mắn. Trong khi đó, từ kim quất trong tiếng Trung thực sự trong chữ này có từ vàng. Do vậy, hiển nhiên các loại quả này được xem là biểu tượng cho vàng, tài sản và sự giàu có.

Cam, quýt, quất có màu tươi sáng tượng trưng cho vàng, tài sản và sự giàu có

Cam, quýt, quất có màu tươi sáng tượng trưng cho vàng, tài sản và sự giàu có

5. Bánh gạo nếp niangao

Bánh gạo nếp niangao có cách phát âm liên quan đến lời chúc năm mới, mang ý nghĩa năm mới phát tài. Lời chúc này có thể dùng để chúc cho mọi điều, dành cho mọi người, ở bất kỳ lĩnh vực nào. Loại bánh này ở Việt Nam được gọi là bánh tổ. Ở Trung Quốc, niangao gọi là bánh niên cao, thể hiện mong muốn được sống lâu, trường thọ và mong ước được thăng tiến trong công việc.

Bánh gạo nếp được trang trí đẹp mắt, là món ăn thể hiện lời chúc năm mới phát tài

Bánh gạo nếp được trang trí đẹp mắt, là món ăn thể hiện lời chúc năm mới phát tài

6. Bánh fagao

Tên của bánh fagao được cho là có ý nghĩa như một cách chơi chữ bởi ý nghĩa kép về sự phát đạt và mùi vị của men bánh mì. Vì thế, bánh fagao trong ngày tết tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có. Bên cạnh đó, chiếc bánh có hình dáng như thỏi vàng, thỏi bạc tượng trưng cho sự may mắn về tiền của cho năm mới. Ở Việt Nam, một số khu vực ở miền Nam gọi bánh fafao là bánh bò. Bánh thường có màu nâu nhưng đôi khi cũng mang nhiều màu sắc tươi sáng hơn.

Bánh fagao có hình dáng như thỏi vàng, thỏi bạc tượng trưng cho sự may mắn về tiền tài

Bánh fagao có hình dáng như thỏi vàng, thỏi bạc tượng trưng cho sự may mắn về tiền tài

7. Bánh trôi

Bánh trôi có hình tròn, lớp vỏ màu trắng tinh khôi được làm từ bột gạo nếp, nhân đậu đen ăn kèm với nước đường thơm phức mùi gừng. Bánh trôi tượng trưng cho sự kết hợp, đoàn tụ của các gia đình. Đây còn là món tráng miệng ngọt ngào với vị gừng ấm nóng rất được yêu thích vào ngày tết. Theo truyền thống, bánh trôi được thưởng thức vào ngày đông chí ở tháng 12 dương lịch, dùng trong đêm giao thừa với sự có mặt của tất cả các thành viên trong gia đình.

Bánh trôi đại diện cho sự đoàn viên của các gia đình trong năm mới

Bánh trôi đại diện cho sự đoàn viên của các gia đình trong năm mới

8. Mì trường thọ

Người Hoa trên khắp thế giới không riêng gì người Đài Loan thường ăn mì trường thọ vào dịp tết nguyên đán. Mì trường thọ có sợi mì dài hơn các loại mì bình thường, không bị cắt ngắn. Mì trường thọ được dùng vào ngày tết thể hiện cho khát vọng được sống thọ, được sống hạnh phúc. Ngoài dịp tết cổ truyền, mì trường thọ cũng thường xuất hiện trong các bữa tiệc sinh nhật, tiệc mừng thọ cho người lớn tuổi. Mì có thể thưởng thức trên đĩa hoặc dùng trong tô có nước dùng với các loại rau củ khác.

Ngoài dịp tết, mì trường thọ cũng được dùng trong các bữa tiệc mừng thọ, tiệc sinh nhật

Ngoài dịp tết, mì trường thọ cũng được dùng trong các bữa tiệc mừng thọ, tiệc sinh nhật

Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi dịp tết, dù đang ở đâu, làm gì thì ai cũng cố gắng trở về đoàn tụ cùng gia đình. Đây là thời điểm mọi người sum họp, quây quần bên nhau để thưởng thức những món ăn ngon hấp dẫn. Đài Loan cũng giống như Việt Nam, đều có những phong tục đón tết đặc sắc đáng khám phá. Nếu bạn có kế hoạch mua vé máy bay đi Đài Loan vào dịp tết để du lịch hoặc thăm người thân, hãy liên hệ với phòng vé EVA Air để được hỗ trợ đặt vé giá rẻ nhé.

Ngọc Trinh

 

Chia sẻ bài viết này: