Phong tục ngày Tết Âm lịch của các nước khu vực châu Á
Tết Nguyên đán hay Tết Âm lịch của Trung Quốc bắt đầu vào ngày trăng mới đầu tiên của âm lịch và kết thúc 15 ngày sau đó, trong lần trăng tròn đầu tiên. Ngày kỷ niệm Tết Nguyên đán của các quốc gia khác trong khu vực tương tự với Trung Quốc vì cách đọc lịch âm cũng giống như vậy. Phong tục ngày Tết Âm lịch của các nước khu vực châu Á này có một số truyền thống chung, nhưng cũng có sự khác biệt nhất định.
Tin liên quan
1. Tết Nguyên đán ở Trung Quốc
Người Trung Quốc thường bắt đầu chuẩn bị cho kỳ nghỉ trước 1 tháng với việc mua quà, đồ trang trí, thực phẩm và quần áo. Trung Quốc cũng là nước có nhiều phong tục đón Tết đa dạng nhất, trong đó phong tục độc đáo mà họ làm để nhằm mang đến sự may mắn trong năm mới đó là sơn lại nhà cửa bằng màu đỏ tươi.
Đồ trang trí màu đỏ được sử dụng để trang trí vào ngày Tết ở Trung Quốc
Bên cạnh đó họ cũng sử dụng các đồ vật trang trí có màu đỏ khác để tân trang lại ngôi nhà trước khi bước qua năm mới. Một phong tục khác đó chính là dán giấy lên cửa để tôn vinh các vị thần, hình ảnh của loài vật tượng trưng cho năm mới và những câu đối thể hiện sự may mắn.
Bữa tối đoàn tụ là một bữa ăn quan trọng và không thể thiếu của Trung Quốc. Đây là bữa ăn lớn với sự kết hợp của ít nhất là 10 món ăn khác nhau, bao gồm một con cá tượng trưng cho sự phong phú trong năm mới. Các món ăn mang đến sự may mắn khác có thể kể tới là mì – thể hiện cho cuộc sống lâu dài, bánh gạo ngọt – nhằm mang đến cuộc sống ngọt ngào, phong phú.
Cá là món ăn không thể thiếu trong bữa tối đoàn tụ
Sau bữa ăn tối, gia đình sẽ chơi bài, chơi cờ, xem chương trình truyền hình chào năm mới và chờ đợi thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới. Trong thời điểm giao thừa, các gia đình sẽ đốt pháo hoa để tạo nên bầu không khí sôi động hơn. Pháo hoa cũng được bắn tại những địa điểm tập trung khác tại các thành phố lớn.
Vào đúng ngày Tết Nguyên đán, người lớn sẽ dành tặng những phong bao lì xì màu đỏ tươi cho trẻ em, người già như để cầu chúc cho sự may mắn và sức khỏe. Các thành viên trong gia đình sẽ đến tận nhà để chào hỏi và chúc phúc cho người thân, hàng xóm. Lễ hội đèn lồng là sự kiện cuối cùng đánh giấu cho sự kết thúc của năm mới.
Tặng bao lì xì vào đầu năm là điều không thể thiếu vào ngày Tết Nguyên đán ở Trung Quốc
2. Tết Âm lịch ở Việt Nam
Tết Âm lịch là một ngày lễ và lễ hội có ý nghĩa nhất ở Việt Nam, nó thường kéo dài từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch tới ngày thứ 3. Tết ở Việt Nam sẽ được chia làm 3 thời điểm là Tất Niên – trước giao thừa, Giao thừa – đêm 30 sáng mồng 1 và Tân Niên – những ngày sau đó.
Hoa đào là loài hoa trang trí phổ biến vào ngày Tết Âm lịch ở Việt Nam
Một phong tục truyền thống đặc biệt ở Việt Nam mà ai cũng làm để mong muốn có một năm mới với khởi đầu tốt đẹp đó chính là trả hết các khoản nợ. Các lựa chọn trang trí phổ biến trong nhà và ngoài trời vào ngày Tết là cây đào, cây quất, cây mai, hoa cúc và hoa lan.
Những đồ vật trên bàn thờ gia đình thường được lau dọn sạch sẽ và chuẩn bị mâm ngũ quả cũng như các lựa chọn khác để thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Người Việt Nam cũng có truyền thống trang hoàng, lau chùi nhà cửa trước năm mới, để loại bỏ những xui xẻo và chào đón một năm mới tốt đẹp hơn.
Mứt thường được sử dụng để tiếp khách vào ngày Tết tại Việt Nam
Mứt là một phần không thể thiếu được các gia đình ở Việt Nam chuẩn bị để trên bàn để tiếp khách. Vào ngày đầu tiên của Tết Âm lịch, nhưng đứa trẻ sẽ đọc nhiều lời chúc truyền thống cho người lớn tuổi để chúc may mắn, sức khỏe trước khi nhận lì xì. Vào những ngày tiếp theo, mọi người thường tới các ngôi chùa Phật giáo để làm lễ đầu năm.
3. Seollal tại Hàn Quốc
Năm mới của Hàn Quốc kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ ngày trước ngày âm lịch của Hàn Quốc và kết thúc vào ngày hôm sau. Theo truyền thống, các gia đình sẽ tới nhà của người lớn tuổi nhất trong họ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên cũng như người lớn tuổi.
Vào ngày lễ Seollal ở Hàn Quốc, con cháu sẽ tới tại nhà của người lớn tuổi nhất
Đối với nghi thức đón năm mới, sẽ có một bữa ăn được phụ nữ chuẩn bị và đàn ông sẽ thực hiện các nghi thức còn lại. Các món ăn được chuẩn bị cho buổi lễ khác nhau tùy từng vùng, nhưng chủ yếu đều có gạo, canh, thịt, hải sản, rượu, trái cây, rau.
Nghi thức thờ cúng tổ tiên là điều quan trọng của ngày lễ ở Hàn, bên cạnh đó, người dân cũng mặc các bộ trang phục truyền thống và chơi những trò chơi dân gian khác.
Lễ cúng là phần quan trọng nhất vào ngày Seollal ở Hàn Quốc
4. Tết Âm lịch ở một số quốc gia khác
Người Tây Tạng cũng đón Tết Âm lịch với ngày lễ chính có tên là Losar và họ ăn mừng lễ kỷ niệm này trong 3 ngày. Các hoạt động cộng đồng đặc trưng trong ngày lễ này là tụng kinh, truyền ngọn đuốc qua đám đông, nhảy múa và âm nhạc. Vào ngày đầu tiên, người Tây Tạng chuẩn bị một món súp chứa đầy bánh bao và các tu viện sẽ tiến hành nghi lễ cho lễ kỷ niệm.
Ngoài thực hiện các truyền thống cổ điển tại nhà, người Tây Tạng tham gia vào các nghi lễ tôn giáo vào ngày 2. Họ tới các tu viện địa phương để thờ cúng, tặng quà và đốt pháo để xua đuổi tà ma. Ngày thứ 3 là ngày Tết thực sự, những bà nội trợ sẽ nấu rượu cho gia đình, sau đó đi đến một con sông để lấy xô nước đầu tiên trong năm.
Có nhiều sự kiện cộng đồng được tổ chức vào ngày Losar ở Tây Tạng
Tại Mông Cổ, Tết Âm lịch được gọi là Tết Tháng Trắng, là ngày lễ báo hiệu cho sự kết thúc của mùa đông dài lạnh lẽo. Để chuẩn bị cho ngày lễ này, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới. Món ăn truyền thống của họ vào dịp này là các món ăn làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm trắng và sữa đông. Trong 3 ngày Tết người Mông Cổ chỉ mặc trang phục dân tộc truyền thống.
Sản phẩm làm từ sữa là một món ăn truyền thống vào ngày Tết Tháng Trắng của Mông Cổ
Tết Âm lịch là một sự kiện đánh dấu cho sự kết thúc của mùa đông, bắt đầu mùa xuân và được tổ chức ở nhiều nơi tại khu vực châu Á. Mỗi một nơi lại có những phong tục riêng vào ngày Tết Âm lịch. Bạn có thể liên hệ đại lý EVA Air và nhận tư vấn cụ thể từ nhân viên để đặt cho mình tấm vé du lịch vào thời điểm này. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy điều thú vị khi khám phá các phong tục đón Tết Âm lịch này đấy!
Thu Hiền