Tìm hiểu văn hoá trong giao tiếp của người Mỹ
Mỹ là đất nước có sự đa dạng về chủng tộc, văn hoá. Tuy nhiên người Mỹ vẫn có những nét văn hoá đặc trưng riêng mà chỉ cần nhìn vào đó bạn sẽ biết ngay họ chính là người dân đến từ xứ sở cờ hoa. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là văn hoá trong giao tiếp của người Mỹ. So với người phương Đông, khi giao tiếp và nói chuyện với nhau, người Mỹ luôn có những chuẩn mực và các quy tắc riêng, nhằm đảm bảo lịch sự và tôn trọng lẫn nhau. Dưới đây sẽ là một số thông tin hữu ích về phong cách giao tiếp của người mỹ mà bạn có thể tham khảo để tránh những cú sốc văn hoá khi đặt vé máy bay đi Mỹ khứ hồi năm 2022.
Tin liên quan
-
Chào hỏi khi gặp gỡ lần đầu
Người Mỹ rất phóng khoáng và thân thiện. Vì thế, khi gặp ai đó lần đầu, họ thường có thói quen là bắt tay, kể cả đối phương là đàn ông hay phụ nữ. Tuy nhiên, việc bắt tay chào hỏi này cũng có những quy tắc ngầm nhất định.
Bắt tay là thói quen chào hỏi của người Mỹ
Cụ thể, trong thói quen bắt tay, người Mỹ thường bắt chặt cả bàn tay chứ không phải chỉ ngón tay, điều này cũng không có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác. Việc bắt chặt cả bàn tay theo quan niệm của người Mỹ chính là để thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình. Ngược lại, bắt tay lỏng lẻo có thể bị coi là không chắc chắn, thiếu tự tin, và thậm chí là hờ hững trong một mối quan hệ. Ngoài ra, rất ít khi thấy người Mỹ dùng cả hai tay để bắt tay.
-
Ôm hôn hay cọ má
Khi nói đến văn hoá trong giao tiếp của người Mỹ, nhiều người thường nghĩ đến hình ảnh những người đàn ông hay phụ nữ Mỹ ôm hôn, cọ má nhau khi gặp. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, đây không phải là một thói quen phổ biến. Bởi trong văn hoá của người Mỹ việc ôm và thậm chí là cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau chỉ là hình thức chào hỏi dành cho những người là bạn bè lâu năm. Hoặc ít nhất thì họ cũng đã quen nhau từ trước. Trong trường hợp gặp gỡ lần đầu, điều này sẽ không xảy ra. Ngoài ra, người Mỹ thường rất ít đụng chạm vào nhau.
Những người bạn lâu năm ở Mỹ có thể ôm hôn, cọ má vào nhau khi gặp
-
Không phải gì cũng nên hỏi
Cởi mở, thân thiện và hoà đồng đúng là những tính cách đặc trưng của người Mỹ. Họ có thể thoải mái và trò chuyện một cách vui vẻ với bạn ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, trong cuộc nói chuyện với người Mỹ không phải điều gì cũng có thể nói và câu hỏi nào cũng có thể đưa ra. Điều này có thể xem là một quy tắc ngầm khi giao tiếp với người Mỹ.
Tuổi tác hay thu nhập có thể khiến đối phương cảm thấy thiếu lịch sự và tôn trọng
Những vấn đề không nên hỏi khi giao tiếp với người Mỹ có thể kể đến như: tuổi tác và thu nhập. Bên cạnh đó, tôn giáo, chính trị và tình dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ và tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ phi nói chuyện với những người bạn thân. Mặc dù đây có thể là những câu hỏi hay vấn đề bình thường trong văn hoá giao tiếp của người Việt nhưng chúng có thể khiến bạn gặp phải một số rắc rối nếu ở Mỹ.
-
Cách giới thiệu bản thân
Trong các cuộc trò chuyện, nhất là với những người lần đầu, người Mỹ thường có thói quen giới thiệu bản thân. Điều này không chỉ thể hiện sự lịch sự mà còn là cách để làm quen với đối phương và tạo cảm giác gần gũi, thân thiện. Thông thường, người Mỹ thường giới thiệu về mình bằng tên và họ, ví dụ như: “Hello, I am Sarah Smith”. Hoặc nếu như không cần trang trọng và ở mức độ thân thiện, họ chỉ giới thiệu tên đơn giản: “Hi, I am Sarah”.
Người Mỹ thường chủ động giới thiệu bản thân khi gặp mặt
Trong những trường hợp này, sau khi ai đó đã giới thiệu bản thân họ với bạn, câu trả lời thông thường của bạn sẽ là Pleased to meet you. Trừ khi người đó giới thiệu bằng danh và họ (Mr/Ms Smith), hãy nhớ gọi họ bằng tên. Ngoài ra, trong các công việc và xã hội, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên. Tuy nhiên, bạn luôn luôn nên gọi các giáo sư trong các trường đại học bằng chức danh và họ, ví dụ: Professor Smith. Trừ khi có được sự cho phép hoặc yêu cầu từ họ thì bạn có thể gọi họ bằng tên.
-
Cách thể hiện ý kiến của bản thân
Người Mỹ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực. Và điều này cũng được thể hiện trong mọi thứ ở Mỹ từ cách sống cho đến văn hoá trong giao tiếp của người Mỹ. Ở xứ sở cờ hoa, nói dối được xem là một điều tội lỗi và còn xấu xa hơn cả trộm cắp. Hơn thế họ cũng tin rằng những người rụt rè và dài dòng không thẳng thắn trong giao tiếp là không đáng tin.
Người Mỹ thường có xu hướng nói thẳng và trực tiếp nhằm tránh mất thời gian cũng như gây hiều nhầm cho người khác
Chính vì thế, trong giao tiếp, nhất là khi bạn bạc, trao đổi về một vấn đề hay nhận xét về một chuyện nào đó, người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề. Đồng thời trong mọi sự việc họ thường không quan tâm quá trình mà chỉ chú ý đến kết quả. Điều này có vẻ rất khác với người Việt hay người phương Đông. Bởi trong văn hoá phương Đông thường đề cao sự khéo léo và mềm mỏng, cẩn trọng trong quá trình giao tiếp, coi trọng sự nhã nhặn. Còn trong việc giải quyết các vấn đề thường xem trọng quá trình hơn người Mỹ, chấp nhận sự thỏa hiệp và tránh xa các xung đột.
-
Cử chỉ hình thể trong giao tiếp
Bên cạnh lời nói, người Mỹ cũng có những quy tắc ngầm và các thói quen đặc trưng về cử chỉ hình thể. Chẳng hạn, khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và đứng không quá gần. Những người không nhìn thẳng vào người mình đang nói chuyện, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ bẽn lẽn cũng có thể bị coi là người không có quyền hành hoặc yếu đuối. Ngoài ra, trong lúc nói chuyện với khách, người Mỹ có thể gác chân nọ lên chân kia và ngả người về phía sau một cách rất bình thường và tự nhiên.
Các cử chỉ của người Mỹ khi nói chuyện không chỉ là hành động mà còn thể hiện cả thái độ, cảm xúc của họ
Đối với người châu Á nói chúng và người Việt nói riêng, đây có thể là những hành động đi ngược hoàn toàn với truyền thống tôn trọng lễ phép và khiêm tốn của chúng ta. Tuy nhiên đừng vội đánh đồng điều này với suy nghĩ rằng người Mỹ kiêu ngạo hay thô lỗ. Bởi trong văn hoá của người Mỹ, họ thường coi trọng tính hiệu quả hơn là sự lịch thiệp.
Đối với người Mỹ, việc sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao tiếp còn thể hiện việc họ muốn nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc đôi khi có thể chỉ theo thói quen tự nhiên. Một vài cử chỉ và điệu bộ phổ biến như: lắc đầu từ bên nọ sang bên kia là hành động thể hiện không đồng ý, gật đầu có nghĩa là đồng ý. Nếu bạn thấy họ rướn lông mày tức là họ thấy ngạc nhiên còn nếu nhún vai tức là việc thể hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn.
-
Giao tiếp ngoài xã hội
Văn hoá trong giao tiếp của người Mỹ được thể hiện ở mọi lúc và mọi nơi. Đặc biệt là ở ngoài xã hội, trong các môi trường công cộng. Khi tới nhà hàng, nếu muốn gọi người phục vụ, người Mỹ sẽ giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ thay vì gọi lớn giống như nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác lại có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Hành động giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ, việc giơ ngón tay giữa lên bị coi là hành động tục tĩu và thể hiện sự thách đố.
Người Mỹ thường rất lịch sự khi giao tiếp ngoài xã hội
Ngoài ra, khi đến nơi công sở, lúc nhận được lời chào hỏi của nhân viên hay sự vui vẻ nhiệt tình giúp đỡ của đồng nghiệp, người Mỹ sẽ không quên cảm ơn và gửi tới họ một câu chúc tốt lành để thể hiện sự cảm ơn. Khi lên xuống xe buýt, hành khách thường chào tài xế và ngược lại. Hay đơn giản là việc đi siêu thị mua đồ, tới các cửa hàng, sau khi đổ xăng,… giữa người Mỹ thường có sự tương tác, chào hỏi lẫn nhau.
-
Thể hiện cảm xúc, xin lỗi và cảm ơn
Trong giao tiếp thường nhật, việc nói xin lỗi và cảm ơn là điều thường thấy trong xã hội Mỹ. Họ xin lỗi cả khi chạm phải người khác hay thậm chí là trong các va chạm giao thông,… Đối với người Mỹ, quan niệm xin lỗi và hành vi để tiến tới hòa giải một cách vui vẻ là hành vi can đảm. Điều này khá khác biệt với đa số người Việt khi thường xem việc phải xin lỗi là hành động gây tự ái cho bản thân.
Người Mỹ thường hay nói cảm ơn
Ngoài cụm từ xin lỗi, “cảm ơn” cũng là một câu nói phổ thông trong xã hội Mỹ. Người Mỹ thường cảm ơn mọi lúc, mọi nơi với mọi hành động tác động tốt đến cuộc sống của họ dù là nhỏ nhặt nhất để thể hiện sự hài hòa và vui vẻ thường trực.
-
Khi nói chuyện điện thoại
Sau khi nhấc máy điện thoại, người Mỹ thường lịch sự trả lời bằng việc nói “Hello”. Nếu là cuộc gọi về vấn đề công việc, người trả lời điện thoại thường bắt đầu bằng tên công ty và tên của họ sau đó. Còn nếu gặp ngay người mình cần thì chỉ cần nói Hello và tên của mình. Người Mỹ cũng thường trả lời một cách lịch sử nếu họ không biết bạn gọi đến với mục đích gì.
Trả lời điện thoại cũng là một trong những nét văn hoá giao tiếp đặc trưng của người Mỹ
Đa số người Mỹ thường có máy trả lời điện thoại tự động ở nhà hoặc các công ty thường có các tin nhắn bằng giọng nói cho nhân viên của mình vì thế bạn có thể để lại tin nhắn. Tuy nhiên khi để lại tin nhắn hãy nhớ nói tên họ của bạn rõ ràng và để lại số điện thoại để họ có thể gọi lại. Các tin nhắn cũng nên ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.
Là một quốc gia rộng lớn, hiện đại và phóng khoáng, thế nhưng cũng như nhiều đất nước khác, văn hoá Mỹ cũng tồn tại những chuẩn mực riêng trong việc giao tiếp. Chính vì thế nếu chuẩn bị có cơ hội đặt vé máy bay đi Mỹ, bạn đừng quên tìm hiểu trước những quy tắc này để có thể dễ dàng hoà nhập hơn và tránh những tình huống không hay có thể xảy ra nhé. Bạn có thể liên hệ văn phòng chính của EVA Air ngay từ bây giờ để được hỗ trợ tham khảo hành trình, bảng giá và book vé giá rẻ!
Có thể bạn quan tâm:
- Bật mí những điều thú vị trong văn hoá yêu của người Mỹ
- Những điều thú vị trong văn hoá tiêu dùng của người Mỹ
- Tìm hiểu những điều thú vị trong văn hoá gia đình ở Mỹ
- Tìm hiểu về văn hoá ăn mặc của người Mỹ
- Những thói quen sinh hoạt của người Mỹ
Bùi Xuân